Máy triệt lông cá nhân ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa thích sử dụng bởi tính tiện dụng và khả năng triệt lông được rất nhiều các chuyên gia làm đẹp đánh giá, kiểm chứng.
Khi bạn đang tìm mua một chiếc máy triệt lông và đang băn khoăn rất nhiều về hai công nghệ triệt lông phổ biến nhất hiện nay là IPL và Laser thì bài viết này dành cho bạn.
Trước tiên cần khẳng định luôn cụm từ “triệt lông vĩnh viễn” chỉ là cách nói thuần Việt còn hiệu quả triệt lông phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người bạn nhé.
Công nghệ triệt lông Laser là gì?
Triệt lông laser là công nghệ sử dụng năng lượng ánh sáng đơn sắc tập trung để làm chậm và giảm sự phát triển của lông trên cơ thể của bạn
Laser được tạo ra lần đầu tiên bởi Theodore Maiman vào năm 1960 và ngay lập tức nó đã được ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống của con người.
Đến năm 1970, các nhà khoa học phát hiện ra khả năng loại bỏ lông của laser nhờ những ghi chép về tác dụng phụ về rụng lông trong thí nghiệm về da liễu khác.
Thật tuyệt vì đó chính là thời điểm đánh dấu kỷ nguyên làm đẹp của rất nhiều chị em đang khổ sở vì sở hữu những “khu rừng lông”.
Laser thu hút sự quan tâm đặc biệt của ngành công nghiệp làm đẹp bởi chúng ta hiểu rằng, trong thế giới luôn tồn tại những người sẵn sàng trả tiền để có thể sở hữu một vẻ đẹp hoàn hảo hơn những người khác.
Các công ty lớn về thiết bị thẩm mỹ không ngừng đầu tư tiền của cho những nghiên cứu chế tạo máy móc và đến năm 1990, những chiếc máy triệt lông laser đã sẵn sàng phục vụ nhu cầu làm đẹp của công chúng.
Kể từ đó đến nay, hàng trăm nghiên cứu, phát minh cải tiến đã được ứng dụng để không ngừng cải thiện sự an toàn, thoải mái và hiệu quả triệt lông, giá thành của máy triệt lông laser cũng ngày một rẻ hơn do có nhiều công ty từ Hàn Quốc, Trung Quốc tham gia sản xuất và cung ứng thị trường.
Ngay tại thời điểm bạn đọc những dòng này, công nghệ triệt lông laser với nhiều tên gọi mỹ miễu được các trung tâm spa, bệnh viện thẩm mỹ quảng cáo giới thiệu vẫn đang có sức hút ghê gớm.
Tại Việt Nam, triệt lông laser được các cơ sở làm đẹp ứng dụng từ những năm 2004 và trở thành một trong những dịch vụ thẩm mỹ tốn kém hàng đầu. Hầu hết chỉ dành cho số ít người có thu nhập khá trong xã hội mới có khả năng chi trả và trải nghiệm.
Công nghệ triệt lông IPL là gì?
Triệt lông IPL là công nghệ sử dụng năng lượng ánh sáng đa sắc để làm chậm và giảm sự phát triển của lông trên cơ thể của bạn
IPL là viết tắt của cụm từ Intense Pulsed Light (Dịch tiếng Việt có nghĩa là: ánh sáng xung mạnh). Nó được nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1976 cho ứng dụng điều trị về mạch máu.
Tương tự như laser, các hiệu quả tẩy lông và khiến lông bị rụng cũng được ghi nhận và nhanh chóng được ngành công nghiệp làm đẹp quan tâm nghiên cứu và những chiếc máy triệt lông IPL được ra mắt thương mại vào năm 1997.
IPL được nhiều nghiên cứu chứng minh về khả năng triệt lông tương tự như laser và theo thời gian nó cũng liên tục được cải tiến về công nghệ để mang đến sự an toàn, cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy những dịch vụ triệt lông sử dụng công nghệ IPL hiện đang rất phổ biến tại nhiều spa mini ở Việt Nam.
Tìm hiểu về cơ chế triệt lông
Cấu tạo sợi lông
Cấu tạo sợi lông cơ bản bao gồm:
- Mầm nhú sợi lông
- Nang lông
- Vỏ lông
- Cuống lông (là phần lông nhô ra bên ngoài mặt da chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường)
Trong nang lông lại bao gồm nhiều tế bào Melanocytes. Chúng chuyển đổi các axit amin của cơ thể thành nhiều loại sắc tố màu melanin khác nhau thường gặp nhất là:
- Eumelanin là một sắc tố màu nâu – đen quyết định màu tối cho lông.
- Pheomelanin là một sắc tố màu vàng – đỏ quyết định màu sáng cho lông.
Tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn của hai loại sắc tố này, làm phát sinh các biến thể màu sắc sợi lông (tóc) được biết đến ở con người. (Nguồn: Wikipedia)
Và theo cấu tạo sợi lông thì melanin tập trung nhiều nhất ở Vỏ lông bọc toàn bộ sợi lông từ Cuống lông đến Mầm nhú sợi lông.
Cơ chế hoạt động
Ánh sáng (IPL hoặc Laser) đi vào da được hấp thụ bởi các sắc tố melanin ở vỏ lông. Do đặc tính tối màu nên khả năng hấp thụ ánh sáng của melanin cao hơn hẳn những vùng khác của da.
Tiếp theo, sự hấp thụ ánh sáng sẽ khiến sợi lông nóng lên và theo cấu tạo của sợi lông thì phần Mầm nhú sợi lông sẽ là nơi tập trung nhiệt lượng cao nhất
Khi sử dụng đúng mức năng lượng ánh sáng, các tế bào nang lông sẽ được làm nóng tới nhiệt độ giới hạn và dẫn đến gián đoạn chu kỳ phát triển của lông. Đồng thời, ở mức nhiệt độ này, Mầm nhú sợi lông sẽ bị nhiệt tác động làm suy yếu khả năng sản sinh lông.
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến cơ địa của người sử dụng mà hiệu quả có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời.
Một trong những mục tiêu chính khi sử dụng cơ chế tẩy lông này là đạt được nhiệt độ giới hạn trong nang lông nhưng lại không làm nóng vùng da xung quanh đến mức gây tổn thương và tạo thành các vết phồng rộp có thể hình thành sẹo.
Điều này có thể đạt được bằng cách kiểm soát chặt chẽ lượng ánh sáng phát ra phù hợp với từng loại da khác nhau.
So sánh Laser và IPL
Giống nhau
- Điểm chung dễ nhận thấy của hai công nghệ này là đều dùng năng lượng ánh sáng.
- Điểm chung tiếp theo là hai công nghệ này cùng cơ chế triệt lông
Khác nhau
Các bạn hãy quan sát hình dưới đây
- Màu sắc ánh sáng: ánh sáng laser là đơn sắc (một màu), còn ánh sáng IPL là chùm ánh sáng đa sắc (nhiều màu)
- Bước sóng ánh sáng: ánh sáng laser có bước sóng đơn ví dụ như laser Diode ở bước sóng 810nm (rất phổ biến ở Việt Nam). IPL có bước sóng trong khoảng 500 nm đến 1200 nm. Nó được lọc đến 600 đến 1100nm để triệt lông hiệu quả
- Khả năng tập trung: ánh sáng laser có thể tập trung vào một điểm duy nhất, các loại laser khác nhau sẽ đạt được độ sâu khác nhau. IPL được dẫn qua một khối thủy tinh trong suốt (VD: Thạch Anh hoặc Sapphire). Ánh sáng tỏa ra theo hình nón và không thể tập trung ánh sáng này.
- Độ phủ màu lông: Laser hiệu quả nhất trên lông có màu đen (tối màu). Và không hiệu quả trên những sợi lông vàng nhạt, xám. IPL hiệu quả nhất trên lông màu đen (tối màu) và cũng cho kết quả tốt đối với lông vàng, nhạt màu.
- Tính chuyên môn: Để sử dụng hiệu quả laser cho triệt lông đòi hỏi người sử dụng cần có nhiều kinh nghiệm và kiến thức cần thiết so với IPL đơn giản chỉ cần bật máy khởi động và tận hưởng kết quả tuyệt vời.
- Thời gian triệt lông: Ánh sáng laser được tập trung và hầu hết các thiết bị triệt lông bằng laser đều có khu vực bắn ánh sáng rất nhỏ dẫn đến thời gian cho một liệu trình triệt lông thường lâu hơn nhiều lần so với IPL sở hữu đầu xung có diện tích lớn. (VD: cùng một diện tích lông nách thì laser có thể mất đến 60ph cho một liệu trình còn IPL chỉ cần khoảng 10ph)
- Hiệu quả triệt lông: Ánh sáng laser được sử dụng đúng cách sẽ cho hiệu quả triệt lông về tỷ lệ % lông được loại bỏ cao hơn một chút so với IPL.
- Giá cả: Chi phí cho triệt lông bằng laser cao hơn nhiều lần so với triệt lông bằng IPL (Một liệu trình triệt lông vĩnh viễn bằng máy công nghệ laser cho vùng chân có thể lên đến 10 triệu, còn với IPL thì chỉ cần một chiếc máy triệt lông dưới đây với mức giá từ 1.9 triệu là bạn đã có thể triệt lông vĩnh viễn toàn thân)
- Tính an toàn: Ánh sáng laser rất mạnh và thậm chí có thể nguy hiểm vì vậy cần sử dụng đúng cách bởi người có chuyên môn. Ánh sáng IPL nhẹ hơn và có thể sử dụng tại nhà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Tác dụng phụ: Khi sử dụng laser sẽ gây ra cảm giác đau hơn rất nhiều so với IPL. Thậm chí ngay cả với nam giới nếu muốn triệt lông bằng laser cũng cần có khả năng chịu đau tốt mới có thể thực hiện đủ các liệu trình cần thiết để loại bỏ lông hiệu quả.
- Số lượng thiết bị cầm tay: Với laser, bạn hiện chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là Tria Hair Removal Laser (Được FDA phê duyệt), các máy triệt lông mini cầm tay còn lại hiện đều sử dụng công nghệ IPL
Những hiểu lầm thường gặp về IPL và Laser
Nghĩ IPL và Laser là một
Một số người khi nói về máy triệt lông thường đánh đồng IPL và Laser như cùng một loại vì nó đều là ánh sáng. Thực chất hai công nghệ khác nhau hoàn toàn nên máy triệt lông IPL sẽ khác máy triệt lông laser.
Khẳng định công nghệ Laser vượt trội hơn hẳn IPL
Rất nhiều spa, thẩm mỹ viện đầu tư nhiều tiền vào hệ thống máy móc sử dụng công nghệ Laser nên đã lăng xê hết mực dịch vụ và công nghệ của mình. Đồng thời cũng không quên vùi dập IPL như một loại công nghệ rẻ tiền kém hiệu quả.
Nhưng sự thật thì đã có rất nhiều nghiên cứu so sánh giữa các công nghệ triệt lông phổ biến.
Ví dụ, một nghiên cứu lâm sàng năm 2006 với 232 người tham gia đã so sánh kết quả triệt lông từ IPL, Alexandrite và Diode laser sau lần triệt cuối cùng 6 tháng. Dưới đây là kết quả:
Diode laser | Alexandrite | IPL | |
% Giảm lông | 71,71% | 68,75% | 66,96% |
Thực tế về hiệu quả thì IPL đứng cuối bảng, nhưng sự chênh lệch vài % không nhiều đến mức khiến IPL trở nên quá lép vế so với với Laser.
Thậm chí nếu xét trên nhiều khía cạnh khác đã đề cập ở phần so sánh trên thì IPL lại có phần ưu việt và thân thiện hơn với phần đông người sử dụng.
Còn đối với Laser, một điều mà hầu hết các chuyên gia da liễu đều đồng ý rằng:
Kỹ năng của người vận hành và việc lựa chọn chính xác các thông số laser sẽ quyết định rất nhiều đến hiệu quả triệt lông, sự thoải mái và an toàn của bạn.
Vì vậy, nếu bạn vẫn quyết định lựa chọn laser làm công nghệ để triệt lông cho mình thì hãy lựa chọn những địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả nhất.
Còn để ăn chắc thì một chiếc máy triệt lông IPL cầm tay sẽ luôn là giải pháp tiết kiệm, hiệu quả, an toàn nhất dành cho bạn.